Hành trình 20 năm xây dựng đời sống mới

Thứ ba - 06/07/2021 09:14 1.034 0
Qua 20 năm triển khai thực hiện, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" (TDĐKXDĐSVH) trên địa bàn huyện Phú Ninh đã được đông đảo các tầng lớp Nhân dân đón nhận và tự giác thực hiện. Qua đó, đã không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống và làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân; các nền tảng giá trị đạo đức được quan tâm gìn giữ, các quy tắc ứng xử văn hóa được hình thành, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.
Hành trình 20 năm xây dựng đời sống mới

Chuyển biến tích cực...

Năm 2000, phong trào "TDĐKXDĐSVH" được phát động tại thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Phong trào đã bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, với 5 nội dung và 7 phong trào cụ thể. Giai đoạn thị xã Tam Kỳ và sau này là huyện Phú Ninh, thành phố Tam Kỳ; phong trào ngày càng phát triển về số lượng, chất lượng và đi vào chiều sâu. Theo đó, tư tưởng, đạo đức và lối sống văn hóa lành mạnh từng bước được khơi dậy; truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và ý chí tự lực, tự cường... ngày càng được phát huy; nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức, với các hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn. Đồng thời, hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở cũng được đầu tư xây dựng khang trang, để trở thành một điểm sinh hoạt văn hóa của người dân.

Đặc biệt, quá trình triển khai phong trào, nhiều giá trị văn hóa mới, tiên tiến được chọn lọc, tiếp thu và bồi đắp, trên cơ sở gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc". Trong rất nhiều nội dung của phong trào "TDĐKXDĐSVH", thì xây dựng gia đình văn hóa và thôn, khối phố văn hóa là những nội dung trọng tâm nhất. Theo số liệu thống kê của phòng Văn hóa – Thông tin, cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phong trào "TDĐKXDĐSVH" huyện Phú Ninh, tính đến hết năm 2020, toàn huyện có 20.206/22.162 hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, tỷ lệ 91.2%, tăng 14.2% so với năm 2000. Con số này đã phản ánh sức lan tỏa rộng khắp của phong trào đến mọi người, mọi nhà. Các gia đình văn hóa tiêu biểu là những hạt nhân trong phong trào xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc. Đồng thời, đây cũng là những nhân tố tích cực và quan trọng trong việc bảo vệ, giữ gìn các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc trước các tác động của mặt trái cơ chế thị trường.

image001 copy copy

Lễ hội đình Thành Mỹ (xã Tam Phước) được người dân nơi đây duy trì

Với vai trò hạt nhân của mình, việc thực hiệu hiệu quả phong trào xây dựng gia đình văn hóa cũng chính là cơ sở để triển khai các phong trào xây dựng thôn, khối phố, tộc; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa. Từ mô hình thôn văn hóa Thuận An (xã Tam An), phong trào xây dựng thôn văn hóa đã nhanh chóng phát triển, nhân rộng ra nhiều địa phương trong huyện. Đến hết năm 2020, toàn huyện có 43/51 thôn, khối phố văn hoá, tỷ lệ 84.31%, tăng 81.87% so với năm 2000. Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa cũng được chú trọng. Đến năm 2020, toàn huyện có 77/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, tỷ lệ 93.9%. Trong đó, 59 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được UBND tỉnh công nhận lại giai đoạn từ 2014-2020. Cùng với đó, xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Tính đến nay, toàn huyện có 6/10 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị từ năm 2015-2019. Từ khi Quyết định số 3405/QĐ-UBND ngày 26/10/2007, UBND tỉnh Quảng Nam về Quy chế công nhận danh hiệu "Tộc văn hóa" trên địa bàn tỉnh ra đời, phong trào xây dựng tộc văn hóa trên địa bàn huyện bắt đầu phát triển mạnh. Từ đây, tộc văn hóa là một trong những danh hiệu văn hóa của phong trào 'TDĐKXDĐSVH". Đến năm 2020, toàn huyện có 78 tộc có Tộc ước được UBND xã, thị trấn công nhận và tổ chức phát động xây dựng Tộc văn hóa, 64/78 tộc được công nhận tộc văn hóa. Các Tộc đều thành lập Hội đồng gia tộc, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự giác và tự quản.

image004

Phong trào thể dục thể thao đã trở thành một trong những hoạt động thiết thực, bổ ích thu hút đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia

Cũng theo thống kê của ngành chức năng, toàn huyện hiện có khoảng 39.5% dân số tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và 26.2% gia đình thể thao; xây dựng Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện (nay là Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thanh – Truyền hình), 10 Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, 10 sân vận động; 51 nhà văn hóa – khu thể thao thôn, khối phố; 10 khu vui chơi giải trí cho trẻ em và người cao tuổi cấp xã và 27 khu vui chơi cấp thôn; 3 bể bơi tại các trường học... Các thiết chế văn hóa - thể thao đã và đang thu hút đông đảo người dân tham gia luyện tập, thi đấu. Qua đó, góp phần nâng cao thể lực, tầm vóc và sức khỏe cho Nhân dân. Ngoài ra, phong trào xây dựng người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội cũng là những nhiệm vụ trọng tâm của phong trào "TDĐKXDĐSVH".

Một trong những điểm sáng nữa trong quá trình triển khai phong trào là sự bảo tồn và phát huy di tích văn hóa lịch sử. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 45 di tích được đưa vào quản lý, trong đó 05 di tích cấp Quốc gia, 31 di tích cấp Tỉnh; 16 di tích được UBND huyện ra quyết định bảo vệ. Việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới luôn được chú trọng nhằm tăng cường giáo dục truyền thống văn hoá, cách mạng cho Nhân dân, đồng thời hướng đến việc khai thác và phát triển về du lịch, dịch vụ.

Qua phong trào "TDĐKXDĐSVH", hàng trăm gương điển hình tiên tiến, tập thể tiêu biểu trên các lĩnh vực đã được nhân rộng và tạo sức ảnh hưởng tích cực, sức lan tỏa ngày càng mạnh mẽ... Từ đó, tạo động lực để khơi dậy, phát huy tài năng, trí tuệ của các cá nhân, tập thể trong học tập, lao động sản xuất ở các cơ quan, đơn vị, thôn, khối phố. Đồng thời, tạo ra nền tảng tinh thần cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng, bảo đảm trật tự an toàn xã hội...

... và những trăn trở

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền. Xây dựng kế hoạch, triển khai nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa phù hợp với điều kiện và đặc thù phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương. Thực hiện tốt xã hội hoá, huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia. Đây là những bài học kinh nghiệm, được rút ra trong quá trình triển khai thực hiện phong trào "TDĐKXDĐSVH" suốt 2 thập kỷ ở huyện ta. Tuy nhiên, có một thực tế là không phải ở đâu và lúc nào, điều này cũng được thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả. Bởi, vai trò, vị thế của văn hóa đối với sự phát triển, có đôi khi vẫn chưa được đánh giá và nhìn nhận một cách thỏa đáng.

Chính vì lẽ đó nên vẫn còn có những địa phương, cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phong trào "TDĐKXDĐSVH". Do vậy, phong trào vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu và chưa tạo ra sự chuyển biến thực sự trong đời sống văn hóa – tinh thần, kinh tế - xã hội và nhất là trong tư tưởng, đạo đức, lối sống. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, văn hóa gia đình, văn hóa dòng họ, tính cố kết cộng đồng, tình làng nghĩa xóm đứng trước nguy cơ mai một; tình trạng đạo đức xã hội xuống cấp, lối sống ích kỷ, vô cảm đang có biểu hiện gia tăng ở một bộ phận người dân, nhất là trong giới trẻ; bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương. Sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân chưa đồng đều, tính tự giác chưa cao. Hệ thống thiết chế văn hóa – thể thao chưa được quan tâm quản lý, phát huy hiệu quả. Công tác xã hội hóa kêu gọi đầu tư thiết chế văn hóa ở cơ sở gặp nhiều khó khăn...

Quá trình xây dựng đời sống văn hóa và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc hiện có không ít vấn đề đáng suy ngẫm, như việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích văn hóa đang đứng trước không ít thách thức; việc giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển vẫn còn lúng túng. Chất lượng gia đình văn hóa, thôn, khối phố văn hóa ở nhiều nơi chưa thực sự bền vững; việc duy trì và các biện pháp để phát huy, nâng chất còn hạn chế. Xây dựng tộc văn hóa có dấu hiệu "chậm lại", duy trì và thực hiện các tiêu chuẩn xây dựng tộc văn hóa chưa thường xuyên, chưa có sự quan tâm đúng mức; phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa có lúc còn "đối phó", không tập trung...

Hai thập kỷ qua, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đã thực sự đi vào đời sống, trở thành một phong trào thi đua yêu nước rộng lớn trong quần chúng Nhân dân, khẳng định sự đúng đắn về chủ trương của Đảng và Nhà nước; về sức sống và hiệu quả của phong trào. Trong thời gian đến, để phong trào thực sự chuyển biến, đi vào chiều sâu, đồng thời với việc phát huy các thành tựu, thiết nghĩ, cũng cần quan tâm thỏa đáng đến những mặt còn hạn chế. Có như vậy, "đời sống mới" của phong trào mới có khả năng thanh lọc để giữ lại những giá trị chân chính.

loading...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

untitled 1
 
tlhd
email
lich
vanban
dieuhanh
caicach
VĂN BẢN MỚI

65-TB/ĐU

Thông báo tuyển chọn chức danh Tuyên giáo - Dân vận Đảng ủy xã Tam An

Thời gian đăng: 27/04/2022

lượt xem: 1099 | lượt tải:326

134/TB-UBND

Thông báo tuyển chọn chức danh Phó Chỉ huy trưởng Quân sự xã Tam An

Thời gian đăng: 01/11/2021

lượt xem: 1380 | lượt tải:441

166/KH-UBND

Kê hoạch tuyển dụng chức danh Tổ chức - Kiểm tra xã Tam An

Thời gian đăng: 07/10/2021

lượt xem: 1286 | lượt tải:414

2677/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ, CHUYỂN ĐỔI SỐ HUYỆN PHÚ NINH

Thời gian đăng: 06/07/2021

lượt xem: 1255 | lượt tải:464

270/TB-UBND

Thông báo chức danh và giới thiệu chữ ký của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Ninh

Thời gian đăng: 06/07/2021

lượt xem: 1393 | lượt tải:468
Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về thái độ tiếp dân của Cán bộ, Công chức xã Tam An

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay303
  • Tháng hiện tại14,872
  • Tổng lượt truy cập664,865
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây